0908785785

Giao hàng toàn quốc

Miễn phí

Phụ nữ đang có kinh có nên xông hơi không?

10.08.2017 5984

không nên xông hơi - massage khi đang bị rối loạn tim mạch, sốt cao hay mắc các bệnh ngoài da, bị bệnh chàm; phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt, có thai..

Xông hơi, massage mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, xông hơi vào thời điểm nào, ai không nên xông hơi là câu hỏi nhiều người luôn thắc mắc.

- Vào những ngày nghỉ, tôi và bạn bè rất thích đi xông hơi - massage. Tuy nhiên thi thoảng về tôi hay bị ốm, nghe nói nếu xông hơi - massage không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp trường hợp nào không nên đi xông hơi. - Trần Văn Bình (Long An)

Bác sĩ Lê Thúy tư vấn:

- Xông hơi, massage mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Y học cổ truyền coi xông hơi như một biện pháp trị cảm phong hàn hữu hiệu. Hơi nóng sẽ giúp làm giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn. Xông hơi còn sưởi ấm cơ thể, tinh dầu của lá xông sát khuẩn đường hô hấp trên, giúp cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...

Có thể tự làm một nồi xông ở nhà với các lá cây như: lá sả, củ sả, bạc hà, lá tràm, lá chanh, tía tô, kinh giới... Tuy nhiên cần lưu ý, cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage.

XÔNG HƠI Ở PHÒNG XÔNG HƠI

Nếu xông hơi nóng thì ít nhất phải 6 giờ sau mới được tắm. Sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm lại làm các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa kém... Không được xông hơi - massage khi mới vừa ăn no xong, vì không có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch.

Không xông hơi liên tục như thế cơ thể sẽ bị mất nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể bị ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu nhu cầu cần thiết lắm thì cách 3 ngày mới xông một lần. Nếu xông liên tục sẽ làm cho cơ thể mệt hơn.

Ngoài ra, không nên xông hơi - massage khi đang bị rối loạn tim mạch, sốt cao hay mắc các bệnh ngoài da, bị bệnh chàm; phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt, có thai...

 Tham khảo: http://thanhtincorp.com/may-xong-hoi

MÁY XÔNG HƠI ƯỚT MÁY XÔNG HƠI KHÔ (SAUNA) Phòng xông hơi hồng ngoại PHÒNG XÔNG HƠI KHÔ THẢO DƯỢC XÔNG HƠI PHÒNG XÔNG HƠI ƯỚT GỖ GHÉP THIẾT BỊ XÔNG HƠI BÀN GHẾ GỖ TINH DẦU XÔNG HƠI